Thực trạng dạy học môn Khoa học tự nhiên của giáo viên trung học cơ sở ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Huỳnh Thị Thúy Diễm1, , Đinh Minh Quang1, Nguyễn Quyền Trân2
1 Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam
2 Trường Trung học phổ thông Việt Mỹ Cần Thơ, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu cung cấp thông tin về thực trạng dạy học môn Khoa học tự nhiên của giáo viên trung học cơ sở ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu này được thực hiện theo mô hình nghiên cứu điều tra cắt ngang với sự kết hợp của cả hai hình thức nghiên cứu định lượng và định tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số giáo viên trung học cơ sở đều đã trải qua tập huấn 4 modul chủ chốt: hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, về sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục, về kiểm tra, đánh giá học sinh, và về xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển năng lực với tỷ lệ tham gia rất cao 92,63%. Tuy nhiên, giáo viên trung học cơ sở gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện việc dạy học môn Khoa học tự nhiên ở các lĩnh vực là cơ sở vật chất (16,81%), sách giáo khoa mới (14,29%) và việc xây dựng kế hoạch bài dạy (13,45%), Phương pháp và kỹ thuật dạy học (12,61%), Đối tượng người học (8,4%), Nội dung kiến thức dạy học và kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học (7,56%), Kiểm tra đánh giá (5,04%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bell, R. L. (2008). Teaching the Nature of Science. Best Practices in Science Education, 1-6.
Bell, R. L. (2009). Teaching the Nature of Science: Three Critical Questions. Best Practices in Science Education, 6.
Beni, S., Stears, M., & James, A. (2012). Teaching natural science in the foundation phase: Teachers’ understanding of the natural science curriculum. South African Journal of Childhood Educationournal of Childhood Educationducation, 2(1), 63-81. https://doi.org/10.4102/sajce.v2i1.22
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018a). Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Tìm hiểu Chương trình môn Khoa học tự nhiên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018b). Thông tư 32/2018/TT-BGĐT Thông tư ban hành Chương trình giáo dục phổ thông - Hoạt động trải nghiệm. Chương trình Giáo dục phổ thông.
Cohen, L., Manion, L., & Morrison, K. (2007). Research Methods in Education. In Routledge, London and New York. https://doi.org/10.1080/19415257.2011.643130.
Commission, E. (2006). Science Teaching in Schools in Europe, Policies and research. In Eurydice European Unit. Retrieved from http://search.ebscohost.com/login.aspx?direct=true&db=aph&AN=27036955&site=ehost-live.
Lederman, N. G. (2006). Nature of Science: Past , Present , and Future. In S. K. Abell & N. G. Lederman (Eds.), Hand book of research in science education (831-879). Mahwah, New Jersey: Lawrence Erlbaum Publisher.
Matthews, M. R., Cobern, W. W., Loving, C. C., & Kraus, R. (1994). Science teaching: The role of history and philosophy. Newyork, London: Routledge.
Sládeka, P., Miléř, T., & Benárová, R. (2011). How to increase students interest in science and technology. Procedia Social and Behavioral Sciences, 12, 168–174.
Phạm, V. Q., & Nguyễn, Q. T. (2001). Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần, T. K. T. (2011). Giáo trình Điều tra xã hội học. Hà Nội: Đại học Kinh tế Quốc dân.
Toli, G., & Kallery, M. (2021). Enhancing student interest to promote learning in science: The case of the concept of energy. Education Sciences, 11(5). https://doi.org/10.3390/educsci11050220.