Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh trong dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác và Vectơ  – Toán 10

Nguyễn Dương Hoàng1, Trang Thị Như Nguyệt2,3,
1 Khoa Sư phạm Toán - Tin, Trường Sư phạm, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Tổ Toán – Tin học, Trường THCS&THPT Vĩnh Phong, Việt Nam
3 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông hiện nay, giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả giúp học sinh làm chủ kiến thức, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác và Vectơ – Toán 10, nhiều giáo viên gặp khó khăn trong việc đưa những tình huống thực tiễn vào bài dạy cũng như việc hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức toán vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Từ đó, rất nhiều học sinh ghi nhớ kiến thức toán một cách máy móc, không nhìn thấy được mối liên kết giữa toán học với các môn khoa học khác và giữa toán học với thực tiễn cuộc sống. Bài viết này, phân tích làm rõ các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp góp phần bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh trong dạy học chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác và Vectơ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018a). Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể (Ban hành kèm thông tư 32/2018/TT-BGDĐT).
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018b). Chương trình giáo dục phổ thông môn toán (Ban hành kèm thông tư 32/2018/TT-BGDĐT).
Bùi, A. K., & Trần, V. Q. (2024). Vận dụng quy trình mô hình hóa toán học trong dạy học nội dung “Hệ thức lượng trong tam giác” (Toán 10). Tạp chí Giáo dục, 24(7), 1-5.
Cao, T. H., & Nguyễn, B. Y. (2021). Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chủ đề “Phương trình và Hệ phương trình” (Toán 9). Tạp chí giáo dục, 1(513), 21-26.
Đỗ, H. T., & Nguyễn, D. L. (2021). Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn với giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Vật lí. Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2(66), 174-185, DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0032.
Hà, X. T. (2017). Dạy học toán ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua việc khai thác và sử dụng các tình huống thực tiễn. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Việt Nam.
Hoàng, P. (Chủ biên), Bùi, K. V., Chu, B. T., Đào, T., Hoàng, T., Hoàng, V. H., Lê, K. C., Nguyễn, M. C., Nguyễn, N. T., Nguyễn, T. N., Nguyễn, T. K., Nguyễn, V. K., Phạm, H. V., Trần, C. V., Trần, N. P., Vũ, N. B., &Vương, L.(2003). Từ điển Tiếng Việt. Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng.
Hoàng, T. T. (2020). Dạy học giải bài tập hình học lớp 8 trung học cơ sở cho học sinh miền núi theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đại học Sư phạm Hà Nội, Việt Nam.
Lê, T. P. (2021). Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh tiểu học trong dạy học toán. Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Việt Nam.
Mai, T. T. H., & Đinh, T. T. (2022). Một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học chủ đề “Nguyên hàm – Tích phân” (Giải tích 12). Tạp chí Giáo dục, 22(22),1-6.
Nguyễn, B. K. (2011). Phương pháp dạy học môn toán. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm.
Nguyễn, T. T. H. (2024). Biện pháp phát triển năng lực mô hình hoá toán học cho học sinh trong dạy học vectơ ở lớp 10 . Tạp chí Thiết bị giáo dục, 1(304),136-138.
Phan, A. (2012). Góp phần phát triển năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học Đại số và Giải tích. Trường Đại học Vinh, Việt Nam.
Phan, A. T. (2014). Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS trong dạy học toán lớp 11 trung học phổ thông. Luận án tiến sĩ Trường Đại học Vinh, Việt Nam.
Phan, T. N. (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả