Đánh giá lượng carbon tích tụ trong rừng ngập mặn khu vực ven biển mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Nguyễn Thị Hải Lý1, Lư Ngọc Trâm Anh2,
1 Khoa Nông nghiệp, Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Đồng Tháp, ViệtNam
2 Bộ môn Sinh học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Rừng ngập mặn hình thành và phát triển ở khu vực ven biển có vai trò quan trọng trong hấp thụ và tích trữ carbon. Lượng carbon tích trữ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn thay đổi, phụ thuộc và nhiều yếu tố khác nhau. Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát thành phần loài thực vật ngập mặn và đánh giá phân bố trữ lượng carbon theo khoảng cách từ mép biển. Nghiên cứu đã lập 30 ô tiêu chuẩn (10 m x 10 m), đặt ở các khoảng cách là 0 m, 50 m, 100 m, 200 m và 500 m tính từ mép biển vào. Kết quả đã ghi nhận được 7 loài thực vật thân gỗ thuộc 4 họ. Kết quả nghiên cứu đã ước tính lượng carbon trong sinh khối trên mặt đất dao động từ 72,81±29,03 tấn/ha đến 124,49±40,59 tấn/ha, và trong sinh khối dưới mặt đất dao động từ 32,89±13,71 tấn/ha đến 50,92±18,09 tấn/ha. Lượng carbon đất cao nhất là ở khu vực cách mép biển là 500 m, trung bình khoảng 45,69±4,26 tấn/ha (tầng 0-20 cm) và 104,34±8,80 tấn/ha (tầng 20-60 cm). Nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu cho việc đánh giá trữ lượng carbon rừng, cơ sở khoa học cho công tác quản lý và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bindu, G., Rajan, P., Jishnu, E. S., & Ajith, J. K. (2020). Carbon stock assessment of mangroves using remote sensing and geographic information system. The Egyptian Journal of Remote Sensing and Space Science, 23(1), 1-9. https://doi.org/10.1016/j.ejrs.2018.04.006
Donato, D. C., Kauffman, J. B., Murdiyarso, D., Kurnianto S., Stidham, M., & Kanninen, M. (2012). Rừng ngập mặn trong những kiểu rừng giàu trữ lượng các-bon nhất ở vùng nhiệt đới. CIFOR. http://dx.doi.org/10.17528/cifor/003759
Duke, N. (2012). Mangroves of the Kien Giang biosphere reserve Vietnam, Deutsche Gesellschaft fur, GIZ.
Harishma, K. M., Sandeep, S., & Sreekumar, V. B. (2020). Biomass and carbon stocks in mangrove ecosystems of Kerala, southwest coast of India. Ecological Processes, 9(1), 31. https://doi.org/10.1186/s13717-020-00227-8
Kauffmank, J. B., & Donato, D. (2012). Protocols for the measurement, monitoring and reporting of structure, biomass and carbon stocks in mangrove forests, Working Paper, Bogor, Indonesia, CIFOR.
Lư, N. T. A. (2020). Diễn thế nguyên sinh rừng ngập mặn ở Cồn Ông Trang thuộc Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau. Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Lư, N. T. A., & Nguyễn, T. H. L. (2020). Đặc điểm của các quần xã thực vật ngập mặn ở khu vực Mũi Cà Mau. Rừng và Môi Trường, 99, 42-46.
Lư, N. T. A., Nguyễn, T. H. L., & Nguyễn, P. M. T. (2023). Nghiên cứu lượng carbon trong đất rừng ngập mặn trên cồn cát ở cửa sông Cửa Lớn, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 12(2), 107-113. https://doi.org/10.52714/dthu.12.2.2023.1038
Lư, N. T. A., Võ, H. A. T., & Viên, N. N. (2017). Trữ lượng carbon đất của rừng ngập mặn ở Cồn Ngoài Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Rừng và Môi Trường, 83, 38-41.
Matsui, N., Suekuni, J., Nogami, M., Havanond, S. & Salikul, P. (2010). Mangrove rehabilitation dynamics and soil organic carbon changes as a result of full hydraulic restoration and re-grading of a previously intensively managed shrimp pond. Wetlands Ecology and Management, 18, 233-242. https://doi.org/10.1007/s11273-009-9162-6
Nguyễn, H. Q. T. (2018). Ảnh hưởng của các dạng lập địa và chế độ triều lên khả năng tích luỹ carbon của rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau. Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam.
Nguyen, L. T. M., Hoang, H. T., Choi, E., & Park, P. S. (2023). Distribution of mangroves with different aerial root morphologies at accretion and erosion sites in Ca Mau Province, Vietnam. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 287, 108324.https://doi.org/10.1016/j.ecss.2023.108324
Phạm, H. N., Trương, Q. H., & Lê, K. S. (2014). Thảm thực vật rừng ngập mặn khu vực mũi Cà Mau. VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, 30(4), Article 4. https://js.vnu.edu.vn/EES/article/view/780
Phan, N. H., Trần, V. B., Viên, N. N., Hoàng, T. S., Vũ, T. T., Lê, T. T., Nguyễn, H. T., Mai, S. T., & Lê, X. T. (1999). Rừng ngập mặn Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước (FORWET). (2012). Báo cáo xây dựng Dự án Điều chỉnh đầu tư bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Mũi Cà Mau giai đoạn 2012 -2016.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả