Thành phần loài cá trong kênh nội đồng tại ruộng lúa trong và ngoài đê bao ở Tri Tôn, Chợ Mới và Châu Phú, tỉnh An Giang

Đinh Minh Quang1, Nguyễn Thị Nhã Ý1, Đặng Hòa Thảo1, Trần Sỹ Nam1, Lâm Thị Huyền Trân2, Mai Trương Hồng Hạnh3, Hoàng Thị Nghiệp4
1 Trường Đại học Cần Thơ
2 Trường ĐH Cửu Long
3 Sở NN&PTNN tỉnh Sóc Trăng
4 Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện từ 08/2018 đến 07/2019 tại 6 điểm thuộc vùng đất cồn, ven sông Hậu và núi đá vôi trong và ngoài đê bao ở Tri Tôn, Chợ Mới và Châu Phú, tỉnh An Giang. Mẫu được thu trực tiếp bằng lưới đáy, lưới dẫn, lưới đăng, chài và gián tiếp thông qua ngư dân ở 3 vụ lúa. Chúng tôi đã định danh được 54 loài cá thuộc 11 bộ và 20 họ. Thành phần loài cá ngoài đê nhiều hơn trong đê ở cả 3 vùng và từng sinh thái. Thành phần loài cá ở Vụ 2 là cao nhất (42 loài), trong khi đó số loài ở Vụ 3 và Vụ 1 lần lượt là 28 và 22 loài. Thành phần loài cá ở khu vực nghiên cứu có thể chịu tác động của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Vũ Vi An, Đoàn Văn Tiến, Lâm Phước Khiêm và Nguyễn Nguyễn Du (2011), Đánh giá sản lượng
khai thác của ngư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tuyển tập Nghề cá sông Cửu Long, tr. 428-436.
[2]. Trần Đắc Định, Koichi, S., Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu và Kenzo, U. (2013), Mô tả định loại cá Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, NXB Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
[3]. Eschmeyer, W. N., Fricke, R. và Laan, R. v. d. (2019), Catalog of fi shes: Classifi cation, California Academy of Sciences, truy cập ngày 10/08/2019.
[4]. Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001), Cá nước ngọt Việt Nam - Tập 1, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam - Tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam - Tập 3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[7]. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tủ sách Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
[8]. Phạm Nhật, Vũ Văn Dũng, Đỗ Quang Huy, Nguyễn Cử, Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Thế Nhã, Võ Sĩ Tuấn, Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Văn Tiến, Đào Tấn Hổ, Nguyễn Xuân Hòa, Nick Cox và Nguyễn Tiến Hiệp (2003), Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
[9]. Pravdin, I. F. (1973), Hướng dẫn nghiên cứu cá (Phạm Thị Minh Giang dịch), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[10]. Đinh Minh Quang (2009), Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá trên sông hậu thuộc địa phận An Phú - An Giang, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, (10), tr. 213-220.
[11]. Rainboth, W. J. (1996), Fishes of the Cambodian Mekong, FAO, Roma.
[12]. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Đăng Chúng, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Thị Sơn, Hoàng Văn Chức, Hoàng Phúc Lâm, Lê Huỳnh và Đào Ngọc Cảnh (2006), Các tỉnh thành phố Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[13]. Đoàn Văn Tiến và Mai Thị Trúc Chi (2005), Quan Trắc sản lượng cá đánh bắt ở Đồng bằng sông Cửu Long, Hội thảo quốc gia về phát triển thủy sản vùng hạ lưu sông Mekong, Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
[14]. Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan (1992), Định loại cá nước ngọt Nam bộ, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả