Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho trẻ ở các trường mầm non quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ

Trần Đại Nghĩa1, Phan Thị Hoàng Yến2,
1 Khoa Sư phạm Khoa học xã hội, Trường Sư phạm, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giáo dục theo tiếp cận trải nghiệm đã được nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới quan tâm. Tuy vậy, thực tiễn giáo dục trải nghiệm và quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho trẻ ở các trường mầm non quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ chưa đạt mục tiêu như mong đợi. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho trẻ ở các trường mầm non quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Để thực hiện nghiên cứu này chúng tôi đã khảo sát 121 khách thể là cán bộ quản lý, giáo viên ở 7 trường mầm non và sử dụng các phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp thống kê toán học và sử dụng ứng dụng SPSS 22.0 để tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số tương quan.. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng cho thấy công tác quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho trẻ ở các trường trường mầm non quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ còn nhiều bất cập trong công tác quản lý. Kết quả nghiên cứu này góp phần quan trọng để hiệu trưởng các trường mầm non quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm đáp ứng mục tiêu chất lượng giáo dục trẻ ở các trường mầm non của địa phương này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Thông tư Số: 01/VBHN-BGDĐT, ngày 13 tháng 4 năm 2021, Thông tư ban hành Chương trình Giáo dục mầm non.
Dewey, J. (2014). John Dewey - Cách ta nghĩ, bản dịch của Vũ Đức Anh. Hà Nội: NXB Tri thức.
Đặng, T. N. P., Lê, T. N., & Trần, V. N. (2022). Thiết kế hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo. Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities, 131(6A), 31-44. https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v131i6A.6484.
Fuller, C., Powell, D., & Fox, S. (2016). Making gains: the impact of outdoor residential experiences on students’ examination grades and self-efficacy. Educational Review, 69(2), 232–247. https://doi.org/10.1080/00131911.2016.1199538.
Ionescu, I. C. (2023). Experiential Learning in Early Childhood Education and Growth Mindset Development. Advances in Education Sciences, 2(2), 44-58. https://doi.org/10.5281/zenodo.4737671
Kuo, M., Barnes, M., & Jordan, C. (2022). Do experiences with nature promote learning? Converging evidence of a cause-and-effect relationship. High-Quality Outdoor Learning, 47-66. https://doi.org/10.1007/978-3-031-04108-2.
Montessori, M. (2014). Trẻ thơ trong gia đình. Người dịch: Trịnh Xuân Tuyết và Nghiêm Phương Mai. NXB Tri thức.
Nguyễn, T . T . H. (2017). Giáo dục kĩ năng xã hội qua trải nghiệm cho trẻ mầm non - xu hướng thế giới và bài học cho Việt Nam. Tạp chí Khoa học Giáo dục, 143(8), 115-118.
Nguyễn, T . N. T. (2022). Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển khả năng phán đoán và suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Tạp chí Giáo dục, 22(11), 21-26.
Nguyễn, T . M. T., & Trần, T. H. (2024). Thực trạng quản trị hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Quản lý Giáo dục, 2(42).
Reed, C. S.(2021). Differentiated Experiential Learning Through Play as Supplemental Support for Prekindergarten Students. (Doctoral dissertation). Truy cập từ https://scholarcommons.sc.edu/etd/6513.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2