Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng

Trần Đại Nghĩa1, Hồng Thị Cẩm Tú2,
1 Khoa Sư phạm Khoa học xã hội, Trường Sư phạm, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, nhiệm vụ của giáo viên ở trường mầm non cũng cần phải đổi mới để thích ứng với tình hình mới, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em; nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non trong thời gian trẻ em ở nhà trường. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng thông qua việc khảo sát 186 khách thể, trong đó có 23 cán bộ quản lý và 163 giáo viên, dựa theo thang đo likert 4 mức độ. Kết quả nghiên cứu đã thấy được thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng còn nhiều bất cập cần được cải tiến.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 về ban hành Điều lệ trường mầm non.
Cao, T. H. N. (2016). Một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng nhu cầu giáo dục mầm non hiện nay, Tạp chí Giáo dục, 384(2), 5-8.
Huỳnh, T. Á. S. (2024). Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 13(02S), 74-83. https://doi.org/10.52714/dthu.13.02S.2024.1346
Melenets, L, I., Goncharenko, A., Diatlenko, N., Ivanenko, O., Kulbediuk, A. Y., & Sankovska, I. (2024). Development of the preschool teachers’ partnership competence. Journal of Education and Learning (EduLearn), (18 (4)), 1527-1535. https://doi.org/10.11591/edulearn.v18i4.21471
Nguyen, B. T., Huynh, T. T., Tran, T. H., Le, T. H. H., & Chau, S. (2024). Theoretical Basis of Preschool Teacher Team Development. International Journal of Humanities Social Science and Management (IJHSSM), 4(2), 18-28.
Nguyễn, T. B. M. (2017). Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn, V. Đ., & Phạm M. H. (2013). Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
Quốc hội. (2019). Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019.
Vujičić, L., & Čamber Tambolaš, A. (2017). Professional development of preschool teachers and changing the culture of the institution of early education. Early Child Development and Care, 187(10), 1583–1595. https://doi.org/10.1080/03004430.2017.1317763.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>