Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Trần Đại Nghĩa1, Chế Thị Thu Hồng2,
1 Khoa Sư phạm Khoa học xã hội, Trường Sư phạm, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giáo dục đạo đức có vai trò, vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở bậc tiểu học. Nó không chỉ bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội, mà còn góp phần định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người. Môn Đạo đức ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Do đó, mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thông qua việc khảo sát tại 06 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Lạt bao gồm 28 cán bộ quản lý và 70 giáo viên theo thang đo likert 4 mức độ. Kết quả nghiên cứu đã thấy được quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng vẫn còn bất cập cần được cải tiến.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Berkowitz, M. W. (2012). Character Education: A Brief History and Impact Evaluation. In Handbook of Moral and Character Education, 3-27.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm hướng nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về Ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
Các-mác, Ăng-ghen, Lê-nin. (1987). Về giáo dục. Hà Nội: NXB Sự thật.
Demirel, M., Ozmat, D., & Elgun, I. O. (2016). Primary school teachers' perception about character education. Academic Journal, Educational Research and Reviews, 11(17), 1622-1633. https://doi.org/10.5897/ERR2016.2729.
Hutagaluh, O., Aslan, Putra, P., Syakhrani, A. W., & Mulyono, S. (2020). Situational Leadership On Islamic Education. International Journal of Graduate of Islamic Education, 1(1), 1–17.
Kohlberg, L. (1971). From Is to Ought: How to Commit the Naturalistic Fallacy and Get Away with It in the Study of Moral Development. In In Cognitive Development and Epistemology. Academic Press.
Lickona, T. (2009). Educating for Character: How Our Schools Can Teach Respect and Responsibility. Bantam
Piaget, J. (1932). The Moral Judgment of the Child. Routledge & Kegan Paul
Webber, M. A. (2017). Bullying: University students bring a moral perspective to middle school students. Journal Of Education and Learning, 6(3), 157-162. https://doi.org/10.5539/jel.v6n3p157.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>