Phát triển năng lực giải bài toán thực tế cho học sinh lớp 3 qua dạy học nội dung số và phép tính

Nguyễn Thị Kiều1, , Nguyễn Thành Sơn2
1 Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non, Trường Sư phạm, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Dạy học toán chú trọng tính ứng dụng, gắn kết với thực tế là một trong những quan điểm trong chương trình giáo dục phổ thông môn Toán. Trong dạy học, giáo viên tổ chức hoạt động học cho HS gắn kết kiến thức toán học vào thực tế bằng nhiều hình thức khác nhau như hoạt động trải nghiệm, thực hành, bài tập toán,… Trong đó, gắn kết kiến thức toán học với thực tế thông qua con đường giải các bài tập toán có yếu tố thực tế (bài toán thực tế) là chủ yếu. Trên thực tế hiện nay, việc dạy học hướng cho học sinh vận dụng kiến thức toán học để giải quyết các vấn đề thực tế qua hoạt động giải bài tập toán còn khá hạn chế, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân phụ thuộc nhiều vào năng lực của học sinh. Bài viết này, chúng tôi nghiên cứu trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến năng lực giải bài toán thực tế của học sinh, trên cơ sở lý luận cơ bản chúng tôi đề xuất một số biện pháp dạy học để phát triển năng lực này học sinh. Mục tiêu bài viết góp phần thực hiện dạy học phát triển năng lực cho học sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình Giáo dục Phổ thông môn Toán, ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đỗ, T. T. (2017). Vận dụng quan điểm hoạt động trong dạy học góp phần phát triển năng lực giải Toán cho sinh viên sư phạm Toán, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt (Kỳ 2, tháng 10), tr.160-163.
Polya, G. (1997). Giải một bài toán như thế nào. Hồ Thuần - Bùi Tường dịch, NXB Giáo dục.
Lê, T. T., Phạm, A. G., & Nguyễn, T. T. (2021). Vận dụng lý thuyết giáo dục toán thực (realistics mathematics education) trong dạy học: một số thách thức, nguyên tắc và khuyến nghị. Tạp chí Giáo dục, số 494 (kì 2-01/2021), tr 37-43.
Nguyễn, B. K. 2015. Phương pháp dạy học môn toán. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn, T. H. T. 2002. Rèn luyện năng lực giải toán theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo cho HS khá, giỏi trường trung học phổ thông (qua dạy học giải phương trình bậc hai - phương trình lượng giác). Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục.
Nguyễn, N. G., Nguyễn, T. T., Phạm, T. T. N., & Hà, N. M. (2024). Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho HS thông qua giải bài toán thực tế ở lớp 9. Tạp chí Giáo dục, 24 (8), tr 23-27.
Nguyễn, T. T., & Phạm, T. H. T. (2016). Phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tế cho HS thông qua dạy học thực hành. Tạp chí giáo dục, Số 319, tháng 10 năm 2016.
Trần, N. D. (Tổng chủ biên), Khúc, T. C., Đinh, T. X. D., Nguyễn, K. Đ., Đinh, T. K. L., & Huỳnh, T. K. T. (2022). Toán 3. Tập 1, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.