Ảnh hưởng của tỷ lệ phối chế dịch gấc, tỷ lệ đường, gelatin và chế độ gia nhiệt đến chất lượng kẹo dẻo thốt nốt bổ sung gấc

Diệp Kim Quyên1, Vũ Thị Thanh Đào1
1 Trường ĐH An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thốt nốt được trồng nhiều ở những vùng miền núi của Việt Nam. Trái thốt nốt giàu carbohydrate, vitamin, khoáng chất và thường được ăn dưới dạng tươi. Gấc thích hợp với khí hậu nhiệt đới, trái chứa nhiều chất chống oxy hóa. Bài báo chế biến sản phẩm kẹo dẻo thốt nốt bổ sung dịch gấc được thực hiện nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và cảm quan cao từ thiên nhiên. Nghiên cứu với nội dung khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dịch gấc, đường, gelatin và chế độ gia nhiệt đến chất lượng và giá trị cảm quan của sản phẩm. Kết quả cho thấy khi bổ sung dịch gấc 20%, đường 55%, gelatin 35% so với thốt nốt và cô đặc ở 85oC trong 15 phút, kẹo dẻo có chất lượng tốt, màu sắc đẹp, mùi vị hài hòa và mức độ ưa thích cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Trần Xuân Hiển (2007), Đánh giá chất lượng thực phẩm, Tài liệu giảng dạy, Trường Đại học An Giang, An Giang, Việt Nam.
[2]. Hồ Hữu Long (1983), Kỹ thuật sản xuất kẹo, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
[3]. Lê Thị Phương Tâm (2011), Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất kẹo dẻo thốt nốt, Khoá luận tốt nghiệp kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
[4]. Nguyễn Thị Thu Thảo (2008), Xây dựng quy trình và khảo sát sự biến đổi chất dinh dưỡng của nước uống hỗn hợp từ gấc và cà rốt, Luận tốt nghiệp kỹ sư Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
[5]. Nhan Minh Trí và Diệp Kim Quyên (2014), “Ảnh hưởng thành phần nguyên liệu đến cấu trúc, hàm lượng anthocyanin và vitamin C của kẹo dẻo dâu tây”, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, (số 1), tr. 50-60.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả