Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi (Bộ GD - ĐT, 2018). Tuy vậy, hiện nay các trường tiểu học nói chung và các trường tiểu học ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu nói riêng vẫn chưa quan tâm đúng mức. Vì thế, muốn đạt mục tiêu giáo dục thì vai trò quản lý hoạt động trải nghiệm ở nhà trường tiểu học cần phải coi trọng. Bài báo đánh giá kết quả thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm thông qua việc khảo sát 90 khách thể từ 10 trường tiểu học huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Kết quả khảo sát được xử lý số liệu SPSS, được phân tích, đánh giá thực trạng theo thang đo likert 5 mức độ, đã thấy được những vấn đề bất cập trong công tác quản lý hoạt động trải nghiệm ở nhà trường tiểu học địa phương này.
Từ khóa
Hoạt động, huyện Vĩnh Lợi, quản lý, tiểu học, trải nghiệm.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm hướng nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về Ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
Huỳnh Ngọc Phố Châu. (2019). Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 2(50), 147-158.
Lê Thị Phương An. (2019). Công tác quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tạp chí Khoa học Quản lý giáo dục, 01(21), 84-91.
Lê Tiến Sĩ. (2019). Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tháng 7, 53-60.
Nguyễn Diệu Cúc và Nguyễn Thị Nhàn. (2023). Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Tạp chí Khoa học Giáo dục, 19(08), 69-75.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Đình Vĩ, Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 12 Số 02S (2023): Số Đặc biệt chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Trần Đại Nghĩa, Trương Thanh Liêm, Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 12 Số 04S (2023): Số Đặc biệt chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Trần Đại Nghĩa, Phát triển nguồn nhân lực giáo dục hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông chuyên hiện nay , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 40 (2019): Phần A - Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Tran Dai Nghia, The current practice of student’ soft skill training at Dong Thap University: From the perspectives of students and lecturers, educational managers , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 12 Số 3 (2023): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Anh)
- Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thị Huế, Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 12 Số 02S (2023): Số Đặc biệt chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Trần Đại Nghĩa, Lê Tân Khánh, Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 12 Số 02S (2023): Số Đặc biệt chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Ngọc Thiên Trung, Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 13 Số 01S (2024): Số Đặc biệt chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Trần Đại Nghĩa, Mai Thị Hồng, Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo tiếp cận năng lực cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 13 Số 01S (2024): Số Đặc biệt chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Trần Đại Nghĩa, Chế Thị Thu Hồng, Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 13 Số 01S (2024): Số Đặc biệt chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Trần Đại Nghĩa, Phan Thị Hoàng Yến, Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho trẻ ở các trường mầm non quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 13 Số 04S (2024): Số Đặc biệt chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)