Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên của các trường mầm non ở thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Phan Trọng Nam1, , Phùng Thị Cẩm Mỹ2
1 Phòng Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Bài báo này phân tích thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên của các trường mầm non ở thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, bao gồm mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, mức độ tham gia của các lực lượng và điều kiện cơ sở vật chất. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng. Từ đó, bài báo đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý như: nâng cao nhận thức, hoàn thiện kế hoạch, đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng, tăng cường kiểm tra, quản lý các điều kiện hỗ trợ và đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức giáo dục uy tín. Các biện pháp này nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại địa phương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bùi, T. M., & Nguyễn, T. T. T. (2022). Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Giáo dục và xã hội, số Đặc biệt, tháng 6, 395-405.
Cù, T. T. (2020). Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực trong đổi mới giáo dục. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.
Nguyễn, M. H. (2020). Quản lý đào tạo giáo viên mầm non ở các trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiếp cận CIPO. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.
Nguyễn, T. H., & Trần, V. T. (2023). Vận dụng mô hình PDCA vào quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non. Tạp chí Giáo dục, 19, 15-20.
Nguyễn, T. T. (2018). Thực trạng quản lí bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở một số trường mầm non chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tạp chí Giáo dục, 6, 6-10.
Nông, T. T. T. (2021). Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non ở các tỉnh miền núi phía Bắc theo chuẩn nghề nghiệp. Học viện Chính trị: Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.
Panagiotopoulos, G., Vasiliki, K., & Karanikola, Z. (2019). Kindergarten Teachers’ Perceptions on Management Training Issues and Needs. International Journal of Learning and Development, 9(3), 66-76.
Tamsah, H., Yusriadi, Y., Hasbi, H., Haris, A., & Ajanil, B. (2023). Training Management on Training Effectiveness and Teaching Creativity in the COVID‐19 Pandemic. Education Research International, 2023(1), 6588234.
Trần, N. L. (2021). Quản lý đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh: Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.
Võ, N. D., & Đặng, T. T. T. (2020). Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định theo Chuẩn chức danh nghề nghiệp. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 9(2), 7-14. https://doi.org/10.52714/dthu.9.2.2020.772
Zebua, N., & Siburian, P. (2019). The Management Model of Kindergarten Teacher Training in Medan. International Journal of Learning and Development, 9(3), 90-98.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả