Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh của các trường trung học phổ thông ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Phan Trọng Nam1, , Đoàn Thị Lệ Xuân2
1 Phòng Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hoạt động trải nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển phẩm chất và năng lực toàn diện cho học sinh, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bài báo này trình bày kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm tại các trường trung học phổ thông ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, tập trung vào các khía cạnh: nhận thức của cán bộ quản lý, nội dung và hình thức tổ chức, phương pháp thực hiện, sự tham gia của các lực lượng giáo dục, và điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ. Kết quả khảo sát cho thấy nhiều hạn chế, bao gồm: Thiếu cơ sở vật chất và trang thiết bị; Thiếu tiêu chí rõ ràng trong kiểm tra, đánh giá; Chương trình bồi dưỡng chưa đáp ứng nhu cầu; Thiếu sự hỗ trợ tài chính mang tính ổn định.

Từ đó, bài báo đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm bao gồm: Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, chi tiết phù hợp với đặc thù địa phương; Đào tạo và nâng cao năng lực tổ chức cho giáo viên; Tăng cường đầu tư và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất; Mở rộng hợp tác giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng; Đổi mới và linh hoạt trong phương pháp tổ chức hoạt động; Thiết lập quy trình giám sát và đánh giá khoa học, khách quan; Đa dạng hóa và ổn định hóa nguồn lực tài chính; Khuyến khích và tạo động lực để học sinh tham gia tích cực. Những biện pháp này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại địa phương, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Hà, T. T. T., & Hoàng, T. L. (2023). Tổ chức hoạt động trải nghiệm xã hội cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông (Nghiên cứu trường hợp trường trung học phổ thông địa bàn thành phố Thái Nguyên). TNU Journal of Science and Technology. https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7816.
Hoàng, P. H. (2020). Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở thông qua dạy học tham quan thực địa. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn. https://doi.org/10.26459/hueuni-jssh.v129i6A.5453.
Huỳnh, M. T., & Trần, T. A. Đ. (2024). Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp các trường trung học phổ thông huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 13(03S), 142-149. https://doi.org/10.52714/dthu.13.03S.2024.1413.
Lê, T. H. T. (2019). Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, Số 19 tháng 7/2019, 42-47.
Ngọc, Đ. K., & Nam, N. T. H. (2024). Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 11 qua hoạt động trải nghiệm trong môn Ngữ văn. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 60(1), 179-189. https://doi.org/10.22144/ctujos.2024.238.
Nguyễn, T. V. H. (2024). Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 13(01S), 341-350. https://doi.org/10.52714/dthu.13.01S.2024.1327.
Trần, T. T., Hoàng, T. M. L., & Nguyễn, Đ. P. A. (2024). Khung năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của giáo viên phổ thông. Tạp chí Giáo dục, 13-18.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả