Biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục của các trường mầm non huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu

Phan Trọng Nam1, , Tăng Thị Hưởng2
1 Phòng Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý và giáo dục. Bài báo phân tích thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá tại các trường mầm non huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, theo cách tiếp cận chức năng, làm rõ các ưu điểm như: sự quan tâm từ cấp quản lý, nhận thức tích cực của đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phù hợp, quy trình tổ chức bài bản và tinh thần cải tiến sau mỗi chu kỳ tự đánh giá. Tuy nhiên, bài báo cũng chỉ ra các hạn chế như: nhận thức và năng lực thực hiện chưa đồng đều, kế hoạch tự đánh giá chưa cụ thể, quy trình thiếu đồng bộ, và thiếu cơ sở vật chất, kinh phí hỗ trợ.

Để khắc phục, bài báo đề xuất các biện pháp quản lý gồm: nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của tự đánh giá; xây dựng kế hoạch chi tiết, phù hợp với thực tiễn; tổ chức hoạt động tự đánh giá một cách bài bản; chỉ đạo sát sao từ phân công nhiệm vụ đến giám sát tiến độ; tăng cường kiểm tra, đánh giá định kỳ; và đảm bảo các điều kiện hỗ trợ, bao gồm cơ sở vật chất, kinh phí và huy động nguồn lực từ bên ngoài.

Những biện pháp này hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động tự đánh giá, cải thiện hiệu quả kiểm định chất lượng giáo dục và thúc đẩy sự phát triển bền vững tại các trường mầm non huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018a). Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 về việc ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018b). Hướng dẫn số 5942/BGDĐT-QLCL ngày 28/12/2018 về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông.
Đàm, T. L. (2023). Một số kỹ thuật trong viết báo cáo tự đánh giá ở các trường trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 26(6), 25-28. https://doi.org/10.52714/dthu.26.6.2017.467.
Đỗ, Đ. T., & Nguyễn, Q. A. (2024). Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại một số trường trung học phổ thông công lập quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục, 23(Số đặc biệt 11), 117-121. Truy vấn từ https://tcgd.tapchigiaoduc.edu.vn/index.php/tapchi/article/view/1410.
Lê, H. C., & Đỗ, N. B. (2024). Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 13(03S), 253-264. https://doi.org/10.52714/dthu.13.03S.2024.1424.
Lê, T. D. (2023). Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trường tiểu học ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 12(02S), 59-68. https://doi.org/10.52714/dthu.12.02S.2023.1084.
Thắng, N. M., & Thắng, N. T. (2021). Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tự đánh giá các trường trung học phổ thông huyện quảng hòa, tỉnh cao bằng. TNU Journal of Science and Technology, 226(18), 147-154. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.5288.
Trần, T. N. B. (2021). Đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của một số trường đại học Việt Nam. Tạp chí Giáo dục, 497(1), 54–59. Truy cập từ https://tcgd.tapchigiaoduc.edu.vn/index.php/tapchi/article/view/73.
Vũ, T. P. T., Lương, Đ. H., & Nguyễn, D. L. (2023). Tổng quan những nghiên cứu về bộ công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục môi trường trong nhà trường. Tạp chí Giáo dục, 23(9), 18-23. Truy vấn từ https://tcgd.tapchigiaoduc.edu.vn/index.php/tapchi/article/view/749.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả