Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh người Khmer của các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng

Phan Trọng Nam1, , Trần Sung2
1 Phòng Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh người Khmer tại các trường phổ thông dân tộc nội trú đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, góp phần phát triển toàn diện cho học sinh. Bài báo phân tích thực trạng tổ chức và quản lý hoạt động này tại các trường ở tỉnh Sóc Trăng, chỉ ra các hạn chế như: kế hoạch giáo dục chưa toàn diện do thiếu giáo viên chuyên môn sâu và tài liệu học tập phù hợp; tổ chức giáo dục bất cập, đặc biệt trong hợp tác với các tổ chức văn hóa và việc mời nghệ nhân, chuyên gia tham gia giảng dạy; công tác chỉ đạo chưa đồng bộ khi việc huy động nguồn lực ngoài nhà trường còn hạn chế và phân cấp quản lý chưa cụ thể; kiểm tra, đánh giá chưa toàn diện vì thiếu sự tham gia của phụ huynh, học sinh và cộng đồng; và quản lý nguồn lực chưa đồng đều, với sự hợp tác với các cơ quan văn hóa và nghệ nhân chưa được chú trọng.

Bài báo đề xuất các biện pháp quản lý như: xây dựng kế hoạch giáo dục bản sắc văn hóa Khmer; bồi dưỡng giáo viên; tổ chức hoạt động trải nghiệm; phát triển học liệu; tăng cường hợp tác với cộng đồng; xây dựng chính sách khuyến khích học sinh bảo tồn văn hóa; kiểm tra, đánh giá định kỳ; và ứng dụng công nghệ số trong giáo dục bản sắc văn hóa Khmer. Những biện pháp này nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Khmer, đồng thời phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất học sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Chu, V. B. T., & Vũ, T. M. (2024). Giáo dục bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở tỉnh Đắk Lắk - Thực trạng và những vấn đề đặt ra. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển, 3(3), 61-70. https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v3i3.172.
Nguyễn, M. T., Đinh, C. C., & Lê, T. Q. L. (2023). Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh trung học cơ sở. Tạp chí Khoa học và Giáo dục. Truy cập từ https://doi.org/10.34238/tnu-jst.9399.
Nguyễn, T. H. P. (2023a). Tìm hiểu sự giống - khác giữa lễ hội dân gian của người Khmer An Giang và người Khmer Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 28, 55-60. https://doi.org/10.52714/dthu.28.10.2017.510.
Nguyễn, T. T. H. (2023b). Vai trò giáo dục văn hóa dân tộc của nhà chùa Khmer Nam Bộ. HIU Journal of Science, 23, 43–50. https://doi.org/10.59294/HIUJS.23.2023.337.
Nguyễn, V. N., Nguyễn, M. H., Nguyễn, P. M. H., Phạm, H. A. P., Lưu, T. M. C., Nguyễn, M. P., & Lâm, M. N. (2024). Sử dụng thực tế ảo tăng cường (AR) về di sản văn hóa Việt Nam để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, 24(đặc biệt 7), 79-83. Truy vấn từ https://tcgd.tapchigiaoduc.edu.vn/index.php/tapchi/article/view/2317.
Nguyễn, T. K. T. (2024). Dạy học truyện dân gian Khmer cho sinh viên Trường Đại học Trà Vinh theo thi pháp học. Tạp chí Giáo dục, 24(đặc biệt 7), 164-170. Truy vấn từ https://tcgd.tapchigiaoduc.edu.vn/index.php/tapchi/article/view/2337.
Trần, T. Y. (2021). Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ ở vùng dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới - Nghiên cứu trường hợp tại Lào Cai và An Giang. Tạp chí Giáo dục, 501(1), 6-11. Truy vấn từ https://tcgd.tapchigiaoduc.edu.vn/index.php/tapchi/article/view/116.
Trịnh, T. P. T., Bùi, T. N., & Nguyễn, N. V. (2023). Tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông gắn với bảo vệ, phát huy giá trị văn hoá dân tộc. Tạp chí Giáo dục, 23(12), 5-11. Truy vấn từ https://tcgd.tapchigiaoduc.edu.vn/index.php/tapchi/article/view/802.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả