Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của các trường trung học phổ thông ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Phan Trọng Nam1, , Nguyễn Trường Giang2
1 Phòng Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giáo dục đạo đức đóng vai trò cốt lõi trong việc hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh trung học phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng xã hội phát triển bền vững. Bài báo trình bày kết quả phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức tại các trường trung học phổ thông ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, tập trung vào các khía cạnh: nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện; sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục; và điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ. Kết quả khảo sát cho thấy nhiều hạn chế, bao gồm: Nội dung và hình thức giáo dục đạo đức chưa đầy đủ; Phương pháp giáo dục chưa đa dạng; Quản lý thiếu chặt chẽ; Còn hạn chế về cơ sở vật chất và nguồn lực.

Từ đó, bài báo đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức, bao gồm: Quán triệt mục tiêu giáo dục đạo đức: Tổ chức học tập và nâng cao nhận thức về mục tiêu giáo dục đạo đức cho cán bộ quản lý và giáo viên; Đổi mới nội dung quản lý: Xây dựng kế hoạch chi tiết, phù hợp với đặc thù địa phương, chú trọng nội dung giáo dục đạo đức; Đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục: Sử dụng các hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức sáng tạo, đa dạng; Tăng cường quản lý phương tiện giáo dục: Đầu tư và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và phương tiện hỗ trợ giáo dục đạo đức; Phối hợp các lực lượng giáo dục: Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Đổi mới kiểm tra, đánh giá: Thiết lập quy trình giám sát và đánh giá khoa học, toàn diện về hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức. Những biện pháp này nhằm cải thiện chất lượng quản lý giáo dục đạo đức, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh và thực hiện thành công mục tiêu đổi mới giáo dục toàn diện tại địa phương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Dư, T. N., & Dương, N. Q. (2022). Thực trạng quản lí hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh tại các trường trung học cơ sở ở thành phố Tân An, tỉnh Long An. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 19(5), 806–816. https://doi.org/10.54607/hcmue.js.19.5.3163(2022).
Đinh, Đ. L. (2023). Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 12(02S), 141–152. https://doi.org/10.52714/dthu.12.02S.2023.1091.
Đinh, V. T., & Phan, N. T. (2023). Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Giáo dục, 23 (Số đặc biệt 9).
Huỳnh, T. B. (2023). Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 12(04S), 82–90. https://doi.org/10.52714/dthu.12.04S.2023.1184.
Lê, K. K. (2024). Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 13(02S), 265–275. https://doi.org/10.52714/dthu.13.02S.2024.1385.
Trương, T. V. (2024). Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 13(01S), 311–322. https://doi.org/10.52714/dthu.13.01S.2024.1324.
Vũ, T. L. (2018). Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 34, 14-17. https://doi.org/10.52714/dthu.34.10.2018.620.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả