Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Hồ Văn Thống1, Nguyễn Ngọc Hảo2,
1 Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 


Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, việc giáo dục toàn diện cho học sinh ngày càng được quan tâm. Chương trình Giáo dục phổ thổng 2018 đã đưa ra mục tiêu giáo dục học sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực thông qua các nội dung giáo dục. Mỗi nội dung giáo dục đều được thể hiện ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục. Do đó, nội dung giáo dục địa phương cho học sinh trong trường phổ thông càng trở nên cấp thiết. Việc đưa nội dung địa phương vào giảng dạy ở trường phổ thông với những hình thức khác nhau là một phương thức rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề của địa phương, ví như các chủ đề về Văn học địa phương, Địa lý địa phương, Lịch sử địa phương, Âm nhạc, Mỹ thuật,… Từ đó, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục trách nhiệm bản thân với cộng đồng địa phương, gắn lý thuyết với thực tiễn cuộc sống. Vì thế, muốn đạt mục tiêu giáo dục thì vai trò quản lý hoạt động giáo dục địa phương ở nhà trường trung học phổ thông cần phải coi trọng. Bài báo đánh giá kết quả thực trạng quản lý hoạt động giáo dục địa phương thông qua việc khảo sát 125 khách thể từ 04 trường trung học phổ thông ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Kết quả khảo sát được xử lý số liệu SPSS, được phân tích, đánh giá thực trạng theo thang đo likert 5 mức độ, đã thấy được những vấn đề bất cập trong công tác quản lý hoạt động giáo dục địa phương trong trường trung học phổ thông địa phương này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung Ương. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về Ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
Danh, T. (2023). Literature review on local education for high school students. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 12(3), 89-99. https://doi.org/10.52714/dthu.12.3.2023.1050.
Ernawati, T., Siswoyo, E. R., Hardyanto, W., & Raharjo, J. T. (2018). Local-Wisdom-Based Character Education Management in Early Childhood Education. The Journal of Educational Development (JED), 6(3) 2018: 348-355.
Hoàng, T. T. (2016). Nâng cao chất lượng dạy học nội dung lịch sử địa phương ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tạp chí Giáo dục, số 382, kỳ 2, tháng 5.
Joyce, B., Weil, M., & Calhoun, E. (2003). Models of Teaching. Centers for Teaching Excellence - Book Library. 96. https://digitalcommons.georgiasouthern.edu/ct2-library/96.
Nguyễn, N. B. T. (2023). Quản lý hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh các trường tiểu học ở Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 298, tháng 10, 145-147.
Nguyễn, V. Đ. (2013). Giáo dục Lịch sử địa phương giúp học sinh nâng cao hiểu biết về lịch sử vùng Đồng Tháp Mười. Tạp chí Giáo dục, số 307, kì 1, tháng 4, 49-50; 53.
Noor, F. A., & Sugito. (2019). Multicultural education based in the local wisdom of indonesia for elementary schools in the 21st century. Journal of International Social Studies, v. 9, n. 2, 2019, 94-106.
Trần, V. A.. (2011). Một số biện pháp dạy học lịch sử địa phương ở nước Anh. Tạp chí Giáo dục, số 269, kỳ 1, tháng 9.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả