Một số kết quả ban đầu về thử nghiệm nuôi ễnh ương (Kaloula pulchra) bằng các loại thức ăn tươi sống

Nguyễn Công Tráng1, Huỳnh Hữu Trứ1, Trương Thị Ngọc Trâm1
1 Trường ĐH Tiền Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm tìm ra loại thức ăn thích hợp để nuôi thử nghiệm ễnh ương. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức (NT) với các loại thức ăn khác nhau: NT1 (50% trùn chỉ +50% sâu gạo); NT2 (100% sâu gạo); NT3 (50% trùn chỉ+50% trùn quế); NT4 (100% trùn quế) và NT5 (50% sâu canxi+50% sâu gạo). Mỗi NT được lặp lại 3 lần với thời gian nuôi là 30 ngày. Kết quả cho thấy, ễnh ương ăn thức ăn ở NT5 có tăng trưởng về chiều dài (LG: 3,8 mm/con, DLG: 0,13 mm/con/ngày), tăng trưởng về khối lượng (WG: 273,9 mg/con, DWG: 9,1 mg/con/ngày) và tỷ lệ sống (26,7%) đạt cao nhất. Chi phí thức ăn cũng thấp nhất ở NT5 với 171 đồng/con. Thức ăn là sâu canxi (50%) kết hợp với sâu gạo (50%) cho hiệu quả tốt nhất trong nuôi thử nghiệm ễnh ương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Huỳnh Thanh Duy (2017), Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo ễnh ương (Kaloula pulchra), Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Tiền Giang.
[2]. Võ Trường Giang (2016), Nghiên cứu sử dụng LH-RHa + Dom kích thích sinh sản ễnh ương (Kaloula pulchra), Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Tiền Giang.
[3]. Huỳnh Hồ Ngọc Như, Nguyễn Công Tráng (2018), “Xác định mối tương quan giữa chiều dài với khối lượng và phân tích phổ thức ăn của ễnh ương (Kaloula pulchra Gray, 1831)”, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, (tập 54, số chuyên đề Thủy sản 1), tr. 79-85.
[4]. Patrick W. K., Massam M. (2008), Asiatic painted frog (Kaloula pulchra) risk assesment for Australia, Amanda Page, Deparment of Agriculture and Food, Western Australia University.
[5]. Raju V., Parasharya B. M. (2004), “Painted frog (Kaloula pulchra) from Anand and Sura, Gujarat, India”, Zoo’s Print Journal, 19(4), pp. 1444-1444.
[6]. Stretarugsa Prapee, Pornchai Luangboriut, Maleeya Kruatrachue, E. Suchart Upatham (1997), “Effects of diets with various protein concentrations growth, survival and metamorphosis of Rana tigerina and Rana catesbeiana”, Science and technology of Thailand, (23), pp. 209-224.
[7]. Sengupta Saibal, Abhijit Das, Sandeep Das, Bakhtiar Hussain, Nripendra Kumar Choudhury, Sushil Kumar Dutta (2009), “Taxonomy and biogeography of Kaloula species of Eastern India”, Natural History Journal of Chulalongkorn University, (9), pp. 209-222.
[8]. Nguyễn Công Tráng (2018), Nghiên cứu sử dụng một số loại hormone sinh sản khác nhau để sản xuất giống nhân tạo ễnh ương (Kaloula pulchra) tại trại thực nghiệm, Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Tiền Giang.
[9]. Nguyễn Công Tráng, Huỳnh Thanh Duy (2018), “Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo ễnh ương (Kaloula pulchra)”, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, (số 32), tr. 17-45.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả