Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên dạy môn tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Hồ Văn Thống1, Đoàn Văn Thiệt2,
1 Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành xây dựng và ban hành theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Một trong những điểm khác biệt lớn của chương trình mới so với chương trình cũ là sự xuất hiện môn tích hợp mới: Lịch sử - Địa lí và Khoa học tự nhiên. Đáp ứng yêu cầu của dạy học tích hợp là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý và ngành giáo dục. Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên dạy môn tích hợp qua việc khảo sát 369 khách thể gồm: gồm 18 phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn, 351 giáo viên trực tiếp đứng lớp dạy các môn môn tích hợp (224 giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, 127 giáo viên dạy môn Lịch sử - Địa lí) ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó làm rõ khái niệm cũng như đặc điểm của các môn học tích hợp ở học sinh trung học cơ sở, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy các môn tích hợp đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành năm 2018.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH, ngày 23/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Đỗ, T. T., Trần, V. C., & Hoàng, V. T. (2023). Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Sư phạm Toán. Tạp chí Giáo dục, 23(4), 9-13.
Huỳnh, V. S., & Nguyễn, T. D. M. (2016). Phát triển năng lực dạy học tích hợp - phân hóa cho giáo viên các cấp học phổ thông. NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Mai, S. T. (2017). Phó Giáo sư Mai Sỹ Tuấn giải thích 4 khái niệm tích hợp trong chương trình mới. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Truy cập từ https://giaoduc.net.vn/pho-giao-su-mai-sy-tuan-giai-thich-4-khai-niem-tich-hop-trong-chuong-trinh-moi-post178918.gd.
Nguyễn, V. Đ., & Phạm, M. H. (2013). Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
Roegiers, X. (1996). Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực tích hợp ở nhà trường? (Nguyên bản tiếng Pháp - người dịch: Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị). NXB Giáo dục.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>