Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh các trường tiểu học huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

Nguyễn Thị Gia An1, , Hồ Văn Thống2
1 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với Hoạt động trải nghiệm, đây là hoạt động giáo dục bắt buộc ở các trường tiểu học. Tuy nhiên, hiện nay các trường tiểu học nói chung và các trường tiểu học ở huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng nói riêng vẫn chưa thật sư quan tâm đúng mức đến hoạt động này. Vì thế, muốn đạt được mục tiêu giáo dục thì vai trò quản lý hoạt động giáo dục địa phương ở nhà trường tiểu học cần phải được xem trọng. Để có cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Bài viết trình bày kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục địa phương thông qua việc tổng hợp kết quả trả lời phiếu khảo sát của 160 cán bộ quản lý, giáo viên của 05 trường tiểu học ở huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng; từ đó, đã thấy được những vấn đề bất cập trong công tác quản lý hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh tiểu học địa phương này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Arfanda, P. E., & Arimbi, A. (2019). Learning Model for Physical Education Based on Local Culture in South Sulawesi. Advances in Social Science, Education and Humanities Research, 481, 215-219.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm hướng nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.
Danh, T. (2023). Literature review on local education for high school students. Dong Thap University Journal of Science, 12(3), 89-99. https://doi.org/10.52714/dthu.12.3.2023.1050.
Ernawati, T., Siswoyo, R. E., Hardyanto, W., & Raharjo, T. J. (2018). Local-wisdom-based character education management in early childhood education. The Journal of Educational Development, 6(3), 348-355.
Hồ, V. T., & Nguyễn, V. Đ. (2022a). Nghiên cứu mô hình tích hợp nội dung giáo dục địa phương trong dạy học liên môn đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Tạp chí Giáo dục, 22(số đặc biệt 11), 6-11.
Hồ, V. T., & Nguyễn, V. Đ. (2022b). Nghiên cứu xây dựng mô hình thực hiện nội dung giáo dục đại phương đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 18(04), 12-18.
Hồ, V. T., Nguyễn, V. Đ., & Thiều, V. N. (2023). Nghiên cứu quy trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai nội dung giáo dục địa phương ở trường phổ thông. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 12(01S), 19-25. https://doi.org/10.52714/dthu.12.01S.2023.1002.
Nguyễn, T. K. H. (2017). Biên soạn tài liệu lịch sử địa phương Khánh Hòa cấp tiểu học theo hướng tích hợp. Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh của tỉnh Khánh Hòa.
Nguyễn, T. K. L., & Trần, D. T. N. (2021). Tích hợp nội dung giáo dục địa phương trong hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học. Tạp chí Giáo dục, 511(1), 48-53.
Nguyen, V. D., Tran, D. N., Tran, H. H., Phan, T. N., Danh, T., & Tran, H. N. (2021). Blened Learning Model-Based Local Education for Vietnamese Primary School Students. Rigeo, 11(8).
Noor, A. F., & Sugito, S. (2019). Multicultural education based in local wisdom of Indonesia for elementary schools in the 21st century. Journal of International Social Studies, 9(2), 94-106.
Quốc hội. (2014). Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Sugiyo, R., & Purwastuti, L. A. (2017). Local wisdom-based character education model in elementary school in Bantul Yogyakarta Indonesia. Sino-US English Teaching, 14(5), 299-308.
Vũ, T. N. (2011). Nghiên cứu biên soạn tài liệu giáo dục địa phương cho một số môn học cấp tiểu học. Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>