Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý theo chuẩn hiệu trưởng ở các trường tiểu học huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Trần Đại Nghĩa1, Nguyễn Thanh Quang2,
1 Khoa Sư phạm Khoa học xã hội, Trường Sư phạm, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở Việt Nam, đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục có đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực giải quyết những vấn đề trong thực tiễn giáo dục hiện nay. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp học nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học nói riêng là những người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của nhà trường, là nhân tố quyết định đối với việc đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; năng lực của cán bộ quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kết quả giáo dục nhà trường. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long thông qua việc khảo sát 360 khách thể, trong đó có 146 cán bộ quản lý; 214 giáo viên, dựa theo thang đo likert 4 mức độ. Kết quả nghiên cứu đã thấy được thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long còn nhiều bất cập cần được cải tiến.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Fullan, M. & Hargreaves, A. (Eds.). (1992). Teacher Development and Educational Change. London: Falmer Press.
La, V. H. (2021). Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học theo chuẩn hiệu trưởng ở thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, 7(23), 169-175. https://doi.org/10.51453/2354-1431/2021/638
Leithwood, K. (1992). The principal role in teacher development, in M.G. Fullan &A. Hargreaves (Eds) Teacher Development and Educational Change. London: Falmer Press.
Nguyễn, V. Đ., & Nguyễn, T. S. (2016). Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 21, 3-6. https://doi.org/10.52714/dthu.21.8.2016.367.
Nguyễn, T. (2020). Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Huế đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Số 04(56)A/2020, 86-95.
Quốc hội. (2019), Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019.
Sammons, P., Hillman, J., & Mortimore, P. (1995). Key Characteristics of Effective Schools A Review of School Effectiveness Research. Report by the Institute of Education for the Office for Standards in Education. Truy cập từ https://files.eric.ed.gov/fulltext/ED389826.pdf.
Thomson, J. M., & Holloway, D. G. (1997). Staff development procedures and a culture of collaboration in a primary school. Teacher Development, 1(2), 309-326. https://doi.org/10.1080/13664539700200017.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>