Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang

Hồ Văn Thống1, Trần Thị Nhiên2,
1 Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Học viên cao học Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ với sự phát về khoa học, kỹ thuật và công nghệ, sự hình thành nền kinh tế tri thức đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nguồn lực cho đất nước. Phát triển giáo dục trở thành một nhân tố then chốt trong các chiến lược phát triển đất nước của các quốc gia trên thế giới. Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo từng cấp học và trình độ đào tạo… có năng lực”. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục. Bài viết trình bày nội dung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giangthông qua việc khảo sát ý kiến từ 260 khách thể, trong đó có 30 cán bộ quản lý và 230 giáo viên, dựa theo thang đo Likert 5 mức độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy được thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang vẫn còn nhiều bất cập; vì vậy, đòi hỏi các nhà quản lý cần có những biện pháp hợp lý để phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 về ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 về ban hành Điều lệ Trường mầm non.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021 về ban hành Chương trình giáo dục mầm non.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2023). Thông tư số 19/2023/TT-BGDĐT ngày 16/13/2023 về hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập;
Cẩn, H. V., & Sơn, H. V. (2014). Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 65.
Đệ, N. V., Giản, P. M. & Bản, N. V. (2014). Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên mầm non tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 10, 3-7.
Đệ, N. V., & Hùng, P. M. (2013). Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
Hạnh, T. T. (2021). Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số kỳ 1, tháng 3.
Quốc hội. (2019). Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>