Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Trần Đại Nghĩa1, Trần Công Nam2,
1 Khoa Sư phạm Khoa học xã hội, Trường Sư phạm, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay đã đặt ra yêu cầu rất cao về tiêu chí của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đòi hỏi hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng phải có sự thay đổi trong đào tạo - bồi dưỡng và cung cấp cho ngành giáo dục những cán bộ quản lý có năng lực, năng động và sáng tạo để thích nghi với nhu cầu của đổi mới giáo dục. Do đó, để có nguồn nhân lực đáp ứng bối cảnh đổi mới giáo dục cần phải quan tâm đến phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong các trường tiểu học ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thông qua việc khảo sát 123 khách thể là cán bộ quản lý, giáo viên, dựa theo thang đo likert 4 mức độ. Kết quả nghiên cứu đã thấy được thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong các trường tiểu học ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang còn nhiều bất cập cần được quan tâm nhiều hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Dương, P. Q. (2019). Giải pháp phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học theo tiếp cận năng lực. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 24, tháng 12/2019.
Hùng, L. V. (2021). Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học theo chuẩn Hiệu trưởng ở Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Tạp chí Khoa học - Đại học Tân Trào, 7(23).
Joyce, B., & Showers, B. (1989). Transfer of training: The contribution of coaching. Journal of Education, 163(2), 163-172.
Mehmood, T., Hassan, D. H. C., & Taresh, S. (2023). The role of the interpersonal skills of the school principals in optimizing positive school climate: A concept paper. International Journal of Emerging Issues in Social Science, Arts and Humanities (IJEISSAH), 1(2), 38-54.
Paposa, K. K., & Kumar, Y. M. (2019). Impact of training and development practices on job satisfaction: A study on faculty members of technical education institutes. Management and Labour Studies, 44(3), 248-262.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2019). Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>