Thiết kế tình huống dạy học “Tích của một số với một vectơ” theo hướng dạy học tích hợp liên môn

Võ Xuân Mai1, , Nguyễn Thị Cẩm Giang2,3
1 Khoa Sư phạm Toán - Tin, Trường Sư phạm, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
3 Tổ Toán, Trường Trung học phổ thông Dưỡng Điềm, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, việc áp dụng dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy ngày càng được chú trọng, đặc biệt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Trong dạy học toán ở trường phổ thông, việc xây dựng quy trình thiết kế tình huống dạy học tích hợp và đánh giá hiệu quả của mô hình dạy học này có ý nghĩa quan trọng, cho phép giáo viên có thể cụ thể hóa các hoạt động học tập được thiết kế trong chủ đề môn học theo hướng tích hợp liên môn. Nghiên cứu này tập trung vào thiết kế tình huống dạy học bài "Tích của một số với một vectơ", một chủ đề Vectơ trong chương trình toán lớp 10 theo hướng dạy học tích hợp liên môn, giúp học sinh gắn kết được kiến thức toán học và vật lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc thiết kế các tình huống dạy học tích hợp liên môn giúp phát huy tính chủ động, kích thích sự tích cực tham gia của học sinh vào các hoạt động học tập. Hơn nữa, việc kết hợp kiến thức giữa các môn học giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về mối liên hệ giữa toán học và các hiện tượng tự nhiên, từ đó nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán liên môn cũng như các vấn đề thực tiễn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Tài liệu tập huấn “Dạy học Tích hợp ở trường THCS và THPT”, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018a). Chương trình giáo dục phổ thông- Chương trình tổng thể (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-Bộ GDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT).
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018b). Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ((ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-Bộ GDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT).
Dương, T. S. (2002). Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tạp chí giáo dục, 26, 21- 22.
Đào, T. M. (2018). Tích hợp tri thức toán học với vật lí trong dạy học môn toán ở trường THPT. Trường ĐHSP Thái Nguyên.
Đỗ, Đ. T., & Đỗ, T. Đ. (2016). Dạy học tích hợp trong môn Toán ở trường Phổ thông. Tạp chí Khoa học giáo dục, 129, 15-19.
Đỗ, H. T. (2015). Nghiên cứu dạy học tích hợp liên môn: Những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng, lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 31, 44- 51.
Đỗ, N. T. (2016). Tích hợp trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới, Kỉ yếu Hội thảo chuyên đề về “Tích hợp trong việc biên soạn sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực”, NXB Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn, B. K. (2015). Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm.
Nguyễn, P. L. (2006). Nâng cao hiệu quả DH môn giải tích trong nhà trường trung học phổ thông theo hướng tiếp cận một số vấn đề của phương pháp luận toán học. Trường Đại học Vinh, Viêt Nam.
Nguyễn, T. S. (2017). Xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông. Viện Khoa học Giáo dục, Việt Nam.
Nguyễn, V. B. (2015). Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên, Tạp chí Khoa học số 2, Đại học Sư phạm Hà Nội, 60, 61- 66.
Phan, T. N. (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm.
Trần, B. H. (2002). Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực. Tạp chí giáo dục, Số 32, 26-28.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả